Bobby Charlton – tượng đài bất tử của Man Utd

Nếu dự World Cup là giấc mơ của mọi cầu thủ, Charlton làm điều đó tới bốn lần liên tiếp và là trụ cột trong chức vô địch của tuyển Anh năm 1966. Khi giải nghệ ở thập niên 1970, ông là chân sút vĩ đại nhất lịch sử Man Utd và tuyển Anh – hai kỷ lục đứng sừng sững trong bốn thập kỷ tới khi Wayne Rooney xuất hiện.

Nhưng tầm vóc kỳ vỹ của Charlton không dừng lại ở sân cỏ. Ông là một trong những nạn nhân sống sót qua thảm kịch hàng không Munich diễn ra năm 1958 khiến Man Utd mất gần như toàn bộ đội hình chính. Sẽ chẳng ai có thể trách Charlton nếu ông quyết định treo giày sau khi đã đối mặt với lằn ranh sinh tử và chứng kiến những đồng đội thân thiết ra đi vĩnh viễn. Nhưng Charlton chọn ở lại, là trụ cột của một Man Utd mới và trở thành đội trưởng “Quỷ đỏ” khi họ trở thành đội bóng Anh đầu tiên vô địch châu Âu.

Bobby Charlton nâng Cup C1 năm 1968.

Bobby Charlton nâng Cup C1 năm 1968.

Chứng nhân lịch sử. Năm 2017, ở độ tuổi 80, Charlton vẫn ngậm ngùi chia sẻ rằng không một ngày nào tâm trí không nhớ về cái ngày thảm kịch của Man Utd. Ông chia sẻ: “Đôi lúc nó đem tới một sự hối hận và buồn khôn tả, cả cảm giác tội lỗi vì tôi đã sống sót, tiếp tục và có được nhiều thứ. Có lúc nó lại là một nỗi buồn thoáng qua. Tôi nghĩ rằng đó là phép màu của cuộc sống, khi tôi được sống tiếp sau khi phải chứng kiến những người bạn trân quý vĩnh viễn ra đi. Ngay cả phép màu cũng có cái giá của nó. Từng có lúc sau thảm kịch ấy, bóng đá và cả cuộc sống dường như đã mất đi ý nghĩa. Tôi liên tục tự hỏi bản thân: ‘Tại sao lại là mình?’”.

Có tám cầu thủ Man Utd thuộc lứa tinh túy “Những đứa trẻ của Busby” nằm trong danh sách 23 nạn nhân của chuyến bay xấu số gặp nạn khi cất cánh trong bão tuyết. Charlton lẽ ra cũng thuộc danh sách này, nhưng ông cùng đồng đội Dennis Viollet may mắn sống sót nhờ yêu cầu Tommy Taylor và David Pegg đổi chỗ xuống cuối trước khi máy bay cất cánh. Taylor, Pegg và Roger Byrne, Eddie Colman, Billy Whelan, Mark Jones, Geoff Bent qua đời tại chỗ, trong khi tiền đạo Duncan Edwards mất sau đó trong viện.

Charlton được ra viện sau một tuần với những chấn thương nhẹ, nhưng tâm hồn vĩnh viễn bị tổn thương. Man Utd lúc đó vừa có hai lần liền vô địch nước Anh và đang hướng tới lần thứ ba liên tiếp, với thế hệ những cầu thủ mới đôi mươi được xem như tài năng hàng đầu châu Âu bấy giờ. Nhưng Man Utd và Charlton xem như phải bắt đầu lại từ đầu. Charlton cho thấy bản lĩnh của một người sinh ra và lớn lên trong bom đạn Thế chiến II khi ra sân trở lại chỉ chưa đầy một tháng kể từ thảm kịch Munich.

Charlton bên giường bệnh sau khi chiếc máy bay chở ông cùng đồng đội gặp nạn ở Đức. Ảnh: AFP

Charlton bên giường bệnh sau khi chiếc máy bay chở ông cùng đồng đội gặp nạn ở Đức. Ảnh: AFP

Tờ The Guardian mô tả: “Charlton – người được kéo ra khỏi xác máy bay nhờ Harry Gregg – đã hồi sinh giấc mơ tưởng đã tắt khi cùng HLV Matt Busby dần đem thành công trở lại Old Trafford và dần hướng tầm mắt ra châu Âu. Cả nước Anh đã cổ vũ cho Man Utd trong trận chung kết Cup FA 1958, song Bolton quá mạnh. Họ trở lại sân Wembley năm 1963 và lần này Charlton đã có dịp hưởng vinh quang khi đánh bại Leicester”.

Tới năm 1968 – tròn một thập kỷ sau thảm kịch Munich – Charlton cùng Man Utd hoàn tất cuộc hồi sinh từ tro tàn với đỉnh cao là chức vô địch châu Âu. Họ là đội bóng Anh đầu tiên làm được điều này với chiến thắng 4-1 trước Benfica, trong đó Charlton góp cú đúp. Từ một đội bóng mất gần hết các trụ cột, Man Utd vươn tới đỉnh cao châu Âu với “bộ ba thần thánh” gồm ba siêu sao thắng giải Quả Bóng Vàng châu Âu: Dennis Law (nhận giải năm 1964), Charlton (1966) và George Best (1968).

Hình ảnh “bộ ba thần thánh” ấy đã trở thành bất tử với bức tượng đồng nổi tiếng đặt ngoài sân Old Trafford. Trong số ba người, từ khi còn là cầu thủ, Charlton đã có gương mặt khắc khổ, già hơn tuổi. Việc hói đầu sớm càng làm ông kém sắc, nhất là khi chơi cùng đồng đội điển trai Best – người sống như một tài tử điện ảnh, đào hoa nổi tiếng và được ví như thành viên thứ năm của nhóm The Beatles.

Nhưng, trong khi Best là một siêu sao sớm nở chóng tàn và hủy hoại sự nghiệp lẫn cuộc sống sau này, Charlton lại có một sự nghiệp và tuổi thọ dài cùng sự kính trọng tuyệt đối cho đến những ngày cuối đời. Nhiều cổ động viên Man Utd thế hệ sau đã quen với việc thấy Charlton trong vai trò đại sứ của “Quỷ đỏ” góp mặt trên khán đài, tiếp tục chứng kiến những thăng trầm của đội bóng. Như tờ The Guardian đúc kết: “Best và Law có thể là những gương mặt hào nhoáng của thập niên 1960, nhưng sự nghiệp của Charlton bắt đầu từ lâu trước đó và gắn liền với thứ làm nên sự đặc biệt của Man Utd”.

Bobby Charlton - tượng đài bất tử của Man Utd

 
 

Một số pha bóng ấn tượng của Charlton cho Man Utd.

Cầu thủ Anh vĩ đại nhất. Trong những cuộc bình chọn cầu thủ Anh vĩ đại nhất mọi thời, những người hùng World Cup 1966 như Gordon Banks, Bobby Moore hay những ngôi sao hậu bối như Paul Gascoigne… luôn được nhắc tới để thảo luận, nhưng vị trí số một thường thuộc về Charlton. Ông là một trong số chín cầu thủ đã vô địch World Cup, châu Âu và nhận giải Quả Bóng Vàng. Tám cầu thủ còn lại đều là những quái kiệt trong lịch sử bóng đá: Franz Beckenbauer, Gerd Muller, Paolo Rossi, Zinedine Zidane, Rivaldo, Ronaldinho, Kaka và mới đây nhất là Lionel Messi.

Khi còn chơi bóng, Charlton là tiền vệ công hay bậc nhất thế giới, với những cú sút xa sấm sét đã trở thành thương hiệu. Ông nổi tiếng với việc chơi đẹp, và kết thúc sự nghiệp lẫy lừng mà không một lần nhận thẻ đỏ và chỉ hai lần nhận thẻ vàng trong gần 900 trận. Người hâm mộ yêu mến Charlton không chỉ bởi tài năng bóng đá, mà còn vì nghị lực vươn lên của một cầu thủ xuất thân từ gia đình lao động nghèo.

Charlton cùng đồng đội mừng chức vô địch World Cup đầu tiên và duy nhất cho đến nay của tuyển Anh.

Charlton cùng đồng đội mừng chức vô địch World Cup đầu tiên và duy nhất cho đến nay của tuyển Anh.

Ông và người anh trai Jack Charlton lớn lên tại Ashington trong một gia đình có cha làm thợ mỏ. Bobby sớm thể hiện tố chất thể thao hơn cả người anh trai, đến mức người hàng xóm Walter Lavery phải thốt lên: “Cậu ấy khác phần còn lại, vượt xa những đứa trẻ khác và tiệm cận một thiên tài nhất có thể”. Phải đặc biệt thế nào Bobby mới được tuyển trạch viên Man Utd chiêu mộ khi mới 15 tuổi, trong khi người anh Jack thậm chí đã xuống mỏ làm việc trước khi tới thử việc ở Leeds.

Ở thập niên 1950, các cầu thủ chưa phải những triệu phú trẻ tuổi với hàng triệu người theo dõi nhất cử nhất động như hiện tại. Người mẹ Cissie của Charlton từng lo con sẽ chẳng thể theo được nghiệp quần đùi áo số và ông từng đăng ký học nghề kỹ sư điện để chiều lòng mẹ. Nhưng rốt cuộc Bobby lại trở thành trụ cột của đội tuyển Anh với chức vô địch World Cup đầu tiên và duy nhất cho đến nay.

Hậu thế sẽ mãi nhớ về Geoff Hurst với cú hat-trick vào lưới Tây Đức đem về chiến thắng 4-2 trong trận chung kết. Nhưng đóng góp của Charlton là không thể phủ nhận, khi ông buộc siêu hậu vệ Beckenbauer phải theo kèm như hình với bóng cả trận, cộng thêm cú đúp giúp Anh vượt qua Bồ Đào Nha của Eusebio tại bán kết. Nhiều người thậm chí vẫn tin rằng lẽ ra Anh có thể đi tiếp ở tứ kết World Cup 1970 nếu HLV Alf Ramsey không rút Charlton ra ở phút 69 khi tỷ số đang là 1-2. Tây Đức vùng lên gỡ hòa và chiến thắng 3-2 trong hiệp phụ. Đó là giải đấu lớn cuối cùng của Charlton trong màu áo tuyển Anh, ở tuổi 32.

Dù có quãng thời gian dài vì bất hòa mà không giữ liên lạc, hai anh em Jack và Bobby Charlton đã làm hòa vào giai đoạn cuối đời. Năm 2008, Bobby bất ngờ khi thấy người trao giải Thành tựu Thể thao trọn đời của BBC dành cho ông chính là người anh Jack Charlton. Cả hai bùi ngùi đoàn tụ trên sân khấu, nơi Jack gọi Bobby là “cầu thủ xuất chúng nhất tôi từng chứng kiến”.

Đó là một khoảnh khắc gợi nhớ tới trận chung kết World Cup 1966, khi hai anh em ôm chầm lấy nhau trong niềm hạnh phúc. Jack là trung vệ, còn Bobby là tiền vệ ra sân trong chiếc áo Tam Sư, tạo nên lịch sử chẳng khác một giấc mơ với gia đình Charlton. Trong niềm vui hân hoan, Jack đã nói với người em: “Cuộc đời chúng ta sẽ không bao giờ như trước nữa”, và Bobby cảm thán: “Giờ còn gì để chinh phục nữa đây?”.

Charlton đứng trước khán đài mang tên ông trên sân Old Trafford. Charlton sinh ngày 11/10/1937 tại Northumberland, Anh, và trưởng thành từ lò đào tạo của Man Utd thời 1953-1956. Ông dành 17 năm tiếp theo chơi cho Man Utd, ghi 249 bàn trong 758 trận, và giữ kỷ lục ghi bàn cho đội bóng cho đến khi bị Wayne Rooney phá vỡ tháng 1/2017. Ông ba lần vô địch Anh, đoạt Cup FA và đặc biệt là Cup C1 năm 1968. Charlton cũng được coi là huyền thoại tuyển Anh, khi ông ghi 49 bàn trong 106 trận cho Tam Sư. Ông góp công lớn giúp đội vô địch World Cup 1966, danh hiệu duy nhất trong lịch sử của họ. Charlton được chọn làm cầu thủ hay nhất giải, đồng thời đoạt Quả Bóng Vàng 1966. Hai năm sau đó, ông đều nhận được Bóng Bạc. Năm 1994, ông được chọn vào đội hình tiêu biểu World Cup mọi thời.

Charlton đứng trước khán đài mang tên ông trên sân Old Trafford. Charlton sinh ngày 11/10/1937 tại Northumberland, Anh, và trưởng thành từ lò đào tạo của Man Utd thời 1953-1956. Trong 17 năm chơi cho Man Utd, ông ghi 249 bàn qua 758 trận. Ở tuyển Anh, ông ghi 49 bàn trong 106 trận. Năm 1994, ông được chọn vào đội hình tiêu biểu World Cup mọi thời.

Câu hỏi của Bobby Charlton là thách thức với những thế hệ sau của tuyển Anh, khi họ vẫn loay hoay tìm kiếm chức vô địch tiếp theo trong suốt nửa thế kỷ qua.

Rooney và Harry Kane có thể đã vượt qua Bobby Charlton về thành tích ghi bàn, Ryan Giggs có thể vượt qua Charlton về số lần ra sân tại Man Utd và trong tương lai sẽ còn có những cầu thủ tài năng khác bỏ lại đằng sau những con số thống kê của huyền thoại này. Nhưng những hậu bối vẫn cần ít nhất một chức vô địch World Cup để được đặt lên cùng bàn cân với Bobby Charlton. Và ngay cả khi đã đạt được “điều kiện cần”, vẫn quá khó để họ có được tầm vóc của một huyền thoại về nghị lực sống, cống hiến ở cả trong lẫn ngoài sân cỏ.

Thịnh Joey



Bobby Charlton là cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất trong lịch sử Manchester United và tuyển Anh. Ông đã giành chức vô địch World Cup cùng tuyển Anh vào năm 1966 và là một phần không thể thiếu trong thành công của Manchester United vào cùng năm đó. Trước khi giải nghệ, Charlton đã trải qua thảm kịch hàng không Munich năm 1958, trong đó hầu hết các đồng đội của ông đã thiệt mạng. Charlton đã chọn ở lại và trở thành trụ cột của đội bóng mới. Ông đã cùng Manchester United trở thành đội bóng Anh đầu tiên đoạt chức vô địch châu Âu vào năm 1968.

Charlton được mô tả là một cầu thủ chơi đẹp và không bao giờ nhận thẻ đỏ trong sự nghiệp của mình. Ông đã trở thành một biểu tượng của Manchester United và đã được tưởng nhớ bằng việc đặt tượng đồng ngoài sân Old Trafford. Charlton cũng là một trong số chín cầu thủ đã giành cú ăn ba gồm World Cup, chức vô địch châu Âu và Giải Quả Bóng Vàng. Ông đã tỏa sáng trong vai trò tiền vệ công và được biết đến với những cú sút xa sấm sét.

Charlton được sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo. Ông đã vượt qua những khó khăn để trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá.

Source link

2023-10-28 18:21:05

#Bobby #Charlton #tượng #đài #bất #tử #của #Man #Utd

Xem thêm:  'Pha dàn xếp thông minh của Man Utd'
+100k
+50k
+120k
+1M
+75k
$