Ông Vũ Mạnh Hải: ‘Việt Nam chưa thể đá kiểu kiểm soát của HLV Troussier’

HLV Troussier trong khu kỹ thuật của Việt Nam ở trận giao hữu với Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Huynh

HLV Troussier trong khu kỹ thuật của Việt Nam ở trận giao hữu với Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Huynh

– Kể từ khi được bổ nhiệm hồi đầu năm, HLV Philippe Troussier công khai thể hiện mục tiêu xây dựng cho các đội tuyển Việt Nam lối chơi kiểm soát bóng. Ông đánh giá thế nào về thử nghiệm của HLV người Pháp?

– Chúng ta hãy nhìn từ trận gần nhất là giao hữu với Trung Quốc hôm 10/10. Xét tổng thể, có vẻ thử nghiệm của ông Troussier đạt yêu cầu. Các cầu thủ đã thực hành lối chơi cầm bóng, ban chuyền ngắn và di chuyển liên tục. Đó là những gì HLV Troussier luôn nhắc đến. Vì thế, tỷ lệ kiểm soát bóng của chúng ta cao hơn Trung Quốc (63% so với 37%).

Nhưng vấn đề là Việt Nam thua 0-2, và nó bóc trần ra một số vấn đề. Đó là sự kiểm soát chỉ đạt được ở hai phần ba, hoặc nửa mặt sân của đội nhà. Chứ khi triển khai tấn công, chúng ta không tạo được nhiều cơ hội, nếu không muốn nói là rất hiếm hoi. Ba cú dứt điểm hướng trúng đích của chúng ta đều không nguy hiểm, trong khi đối phương ghi được hai bàn. Thiếu sót này rất cơ bản, và cần được thừa nhận một cách xác đáng.

Về mặt con người, tôi cho rằng HLV Troussier chưa tận dụng triệt để, hoặc có thể chưa bao quát hết tình hình cầu thủ hiện nay. Việc trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ như Nguyễn Đình Bắc hay Hồ Văn Cường cũng tốt, nhưng dường như ông ấy đang tập trung cho nhiều lứa cầu thủ quá, dẫn đến việc chọn lựa và đánh giá thiếu đồng nhất. Thay đổi là cần thiết. Nhưng không vì thế mà bỏ qua cả những cầu thủ có phong độ tốt nhất ở giải vô địch quốc gia thời gian qua. Một số cầu thủ được HLV Troussier chọn có vẻ chưa sẵn sàng đón nhận cơ hội, nếu không muốn nói là chưa bì được với các phát hiện của HLV Park Hang-seo trước đây.

Triệu Việt Hưng (trắng) dứt điểm về phía khung thành Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Huỳnh

Triệu Việt Hưng (trắng) dứt điểm về phía khung thành Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Huỳnh

– Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến Việt Nam kiểm soát tốt phần sân nhà nhưng không thể luân chuyển bóng ở gần vòng cấm đối phương?

– Đầu tiên, chúng ta thiếu giải pháp tạo ra cơ hội, tức là thiếu phương án tấn công hay nôm na là “bài vở”.

Thứ hai, trong các tiền đạo, chỉ Phạm Tuấn Hải đạt yêu cầu, còn những người khác không đủ sức trở thành mũi xuyên phá. Nguyễn Văn Toàn có tốc độ và nhiệt tình, chứ không sắc sảo. Nguyễn Tiến Linh được chơi quá ít thời gian và nhận thẻ đỏ nên khó đánh giá. Có thể nói, nhân sự hàng công ảnh hưởng nhiều đến lối chơi khiến Việt Nam tạo ra quá ít cơ hội.

Lúc này, chỉ hàng tiền vệ tạo được sự yên tâm. Hoàng Đức, Tuấn Anh, Hùng Dũng đều tốt nhất trong vị trí của họ, là những nhân tố mà đội tuyển cần. Lứa sau này có thêm Nguyễn Thái Sơn nữa.

– Trong những cái tên ông nêu trên, Hoàng Đức được thử nghiệm đá cao nhất trên hàng tiền đạo. Đây không phải lần đầu tiền vệ này được xếp đá trái sở trường. Ông nghĩ sao về cách sắp xếp này?

– Đó là một phương án sáng tạo. Có thể HLV Troussier đánh giá Hoàng Đức sở hữu những tố chất để đá ở vị trí đó, như thể hình tốt, nhanh nhẹn và khả năng dứt điểm tương đối toàn diện. Hoàng Đức luôn có thể ra chân nhanh và bất ngờ. Nhưng đó không phải sở trường của cậu ấy. Hoàng Đức có thói quen lùi về phía sau để tổ chức, kiến thiết. Cậu ấy nên được kéo về hàng tiền vệ. Khi ấy, chúng ta sẽ có tuyến giữa tốt nhất hiện tại. Có lẽ vì thế, HLV Troussier chỉ áp dụng phương án này trong một khoảng thời gian nhất định.

– Đợt tập trung này, Việt Nam gặp ba đối thủ với sức mạnh có thể nói là từ thấp đến cao. Liệu ông Troussier sẽ tiếp tục thử nghiệm lối chơi kiểm soát ở hai trận tiếp theo, hay sẽ trở về lối đá phòng ngự phản công như dưới thời HLV Park?

– Trận Uzbekistan mang ý nghĩa đấu tập nhiều hơn. Đó là trận đấu kín, được thay người không giới hạn. Cho nên, HLV Troussier có thể thoải mái thử nghiệm và có thể tiếp tục thất bại. Còn gặp Hàn Quốc sẽ chỉn chu hơn. Nhưng kết quả có lẽ cũng không khác. Trước đối thủ như thế, muốn đá kiểm soát cũng không được. Chúng ta không thể lặp lại tỷ lệ kiểm soát bóng như trước Trung Quốc, mà có khi bị dồn ép ngược lại.

Người hâm mộ cần quen dần với cách chơi của HLV Troussier. Đây là lối chơi không mang lại sự chắc chắn về phòng ngự và cũng không đủ sắc bén trong tấn công. Cái được là chúng ta cố gắng kiểm soát bóng, không bị lép vế so với đối thủ. Nhưng tôi không cho rằng hiệu quả. Tôi vẫn thích lối chơi phòng ngự phản công hơn.

Sẽ hợp lý hơn nếu dùng lối chơi kiểm soát bóng, tấn công khi gặp đối thủ Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Còn đây là các đối thủ hơn chúng ta về trình độ và mọi mặt. Có lẽ, đội tuyển cần chọn lối chơi phù hợp mà theo tôi là phòng ngự – phản công. Kiểm soát bóng cũng được, nhưng phải tạo ra những miếng đánh nhanh và bất ngờ chứ như hiện tại, chúng ta chỉ kiểm soát được ở phần sân nhà.

Hồ Văn Cường đi bóng trước Wu Shaocong - hậu vệ Trung Quốc cao 1m92 đang thi đấu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Hồ Văn Cường đi bóng trước Wu Shaocong – hậu vệ Trung Quốc cao 1,92 m đang thi đấu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

– Vì sao ông cho rằng Việt Nam không thể đá kiểm soát bóng?

– Bởi đấy là lối chơi dành cho tương lai. Với lứa cầu thủ này, Việt Nam chưa sẵn sàng về thể lực, sức mạnh, sức nhanh, sức bền… Đây không phải do đào tạo mà do tố chất con người. Trước các đối thủ “đồng cân đồng lạng”, chúng ta có thể chơi như vậy. Còn trước Đông Á, Tây Á, châu Âu, cầu thủ Việt Nam vừa thấp bé nhẹ cân, sức mạnh hay tốc độ cũng thua, chỉ hơn về sự linh hoạt và tốc độ đoạn ngắn, thì khó có thể chơi kiểm soát. Mà nếu có thể cũng chỉ như trước Trung Quốc. Một khi đối thủ dồn lên pressing, chúng ta khó chống lại vì thua kém thể lực và sức bền. Điều kiện sinh sống của các dân tộc như Uzbekistan hay Hàn Quốc giúp họ có thể lực tốt hơn.

So với thế hệ của tôi, cầu thủ Việt Nam bây giờ phát triển vượt bậc. Ngày trước, chúng tôi chỉ cao trung bình 1,65 m còn cầu thủ bây giờ đã đạt 1,75 m. Nhiều tuyển thủ Việt Nam cao trên 1,80 m. Đó là điều đáng mừng. Nhưng sức mạnh và tốc độ của chúng ta còn kém. Đội tuyển có thể có khả năng chơi kiểm soát, nhưng tố chất con người là điểm hạn chế. Yếu tố này không thể thay đổi. Có thể đến năm 2026 hay 2030, Việt Nam cải thiện thêm một bước về thể lực. Chừng nào có những VĐV giành HC vàng hay lập kỷ lục Olympic chạy 100m, 200m hay 400m, hoặc đủ sức ganh đua tầm thế giới, chúng ta mới có thể nghĩ đến lối chơi kiểm soát bóng.

Bóng đá châu Âu thường thống kê quãng đường di chuyển của cầu thủ mỗi trận, trung bình 11-12 km. Ở Việt Nam, những thống kê như vậy ít được thực hiện. Cách đây mấy năm, tôi nhớ có bên thống kê cầu thủ Việt Nam di chuyển trung bình 5 đến 6 km mỗi trận. Có thể bây giờ có thể tăng lên khoảng 7 đến 8 km. Như thế vẫn còn rất lâu mới bắt kịp môi trường đỉnh cao. Tất nhiên, bóng đá phụ thuộc nhiều yếu tố. Về kỹ, chiến thuật, tư duy hay sự khôn ngoan, cầu thủ Việt Nam đã dần bắt kịp quốc tế, nhưng nền tảng thể lực còn thua kém rất xa châu Âu hay châu Phi – nơi các quốc gia còn nghèo nhưng tố chất con người là thiên phú.

Chuyên gia Vũ Mạnh Hải thuộc thế hệ vàng của bóng đá Thể Công, tuyển thủ Việt Nam và lãnh đạo Ban truyền thông VFF.

Chuyên gia Vũ Mạnh Hải thuộc thế hệ vàng của bóng đá Thể Công, tuyển thủ Việt Nam và lãnh đạo Ban truyền thông VFF.

– Vậy theo ông, vì sao HLV Troussier quyết tâm thay đổi lối chơi của Việt Nam?

– Tôi hiểu mong muốn của HLV Troussier. Trước đây, gặp các đối thủ mạnh, Việt Nam chủ yếu phòng ngự phản công, với ý đồ rõ ràng là trước hết phải không thua rồi mới nghĩ đến tìm bàn thắng. Chúng ta yếu, việc để thủng lưới trước sẽ đánh mạnh vào tâm lý. HLV Park đã gặt hái thành công trong 5 năm nhờ lối chơi như thế.

Bây giờ, Troussier muốn hướng tới tương lai, muốn không lép vế trước các đối thủ lớn. Nhưng ông ấy cần tính toán lại, xem con người Việt Nam hay Đông Nam Á có phù hợp với lối chơi đó không? Theo đuổi lối chơi kiểm soát và tấn công cũng tốt, nhưng liệu có cần thiết trong bóng đá hiện đại không? Nếu đội tuyển chơi chắc chắn trong phòng ngự và hiệu quả trong tấn công thì tại sao phải chuyển sang kiểm soát bóng nhiều? Đá với đối thủ mạnh, chọn lối chơi nào phù hợp mới quan trọng chứ không nên cứng nhắc theo một kiểu cố định.

Tôi nghĩ rằng trong hai trận tới, nếu muốn giành kết quả tốt, ví dụ không thua, Việt Nam cần trở lại lối chơi dưới thời HLV Park. Còn nếu tiếp tục đá kiểm soát, Việt Nam sẽ tiếp tục thua và có thể thua đậm.

Quang Huy



HLV Philippe Troussier đã thể hiện mục tiêu xây dựng cho đội tuyển Việt Nam lối chơi kiểm soát bóng. Trong trận giao hữu với Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam đã thể hiện lối chơi cầm bóng, ban chuyền ngắn và di chuyển liên tục. Tuy nhiên, Việt Nam đã thua 0-2 và có nhiều vấn đề cần cải thiện. Việt Nam thiếu giải pháp tạo cơ hội và không có đủ sắc sảo trong tấn công. HLV Troussier cần tìm ra lối chơi phù hợp với đội tuyển và không nên bỏ qua những cầu thủ có phong độ tốt ở giải vô địch quốc gia. Ông cũng cho rằng Việt Nam chưa sẵn sàng để đá kiểm soát bóng với các đối thủ mạnh hơn về trình độ và thể lực. Việt Nam cần phát triển thêm về thể lực và tốc độ để có thể chơi kiểm soát bóng một cách hiệu quả.

Source link

2023-10-12 14:17:59

#Ông #Vũ #Mạnh #Hải #Việt #Nam #chưa #thể #đá #kiểu #kiểm #soát #của #HLV #Troussier

Xem thêm:  Ai mới thực sự là đội trưởng của Barcelona?
+100k
+50k
+120k
+1M
+75k
$